Cuộc sống thời trẻ và gia đình Đặng Tiểu Bình

Đặng lúc 16 tuổi, đang học tại Pháp (1921)

Tổ tiên của Đặng có thể có nguồn gốc từ Mai Huyện, Quảng Đông, một vùng định cư xa xưa của người Khách Gia và đã chuyến đến sống tại Tứ Xuyên trong nhiều thế hệ.[1] Con gái của Đặng là Đặng Lâm viết trong cuốn Cha của tôi Đặng Tiểu Bình rằng tổ tiên của Đặng có thể nhưng không chắc chắn là người Khách Gia. Tứ Xuyên là nơi bắt nguồn của dòng dõi họ Đặng cho đến khi một trong số họ làm quan ở Quảng Đông trong thời nhà Minh nhưng trong thời nhà Thanh, chính quyền đề ra kế hoạch gia tăng dân số năm 1671 và họ đã trở lại Tứ Xuyên. Đặng sinh ngày 22 tháng 8 năm 1904 tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên.[2]

Cha của Đặng, Đặng Thiệu Xương (tự Văn Minh), một địa chủ khá giả và từng học tại Đại học Luật và Khoa học Chính trị ở Thành Đô. Ông là một người nổi bật ở địa phương và là hội viên của một hội nhóm hoạt động bí mật nhằm lật đổ triều đình Mãn Thanh,[3] Mẹ của Đặng, Đàm Thị đã mất sớm sau khi sinh Đặng, ông có ba anh em trai: Đặng Tiên Liệt, Đặng Tiểu Bình, Đặng Khẩn, và ba chị gái. Cha của Đặng có bốn người vợ, người vợ thứ nhất mất sớm mà không có con, mẹ của Đặng là vợ thứ hai và người vợ thứ ba sinh được một trai, bà thứ tư (Hạ Bá Căn) sinh được 2 trai, 3 gái. Mẹ đẻ Đặng Tiểu Bình mất sớm, nên sau này ông đã mời mẹ kế Hạ Bá Căn từ quê lên thủ đô sống chung cùng gia đình ông. Lúc 5 tuổi Đặng được gửi tới một ngôi trường truyền thống của Trung Quốc, sau đó lúc 7 tuổi ông đã học ở ngôi trường hiện đại hơn.[4] Mẹ của ông, họ là Dan, chết sớm, để lại Đặng, ba anh trai và ba chị gái.[5]

Người vợ đầu của Đặng, một bạn học của ông từ Moskva, đã mất ở tuổi 24 chỉ vài ngày sau khi sinh người con đầu tiên của Đặng, một bé gái nhưng cũng đã mất sau đó. Người vợ thứ hai của ông, Jin Weiying đã bỏ ông sau khi Đặng phải chịu cuộc tấn công chính trị năm 1933. Người vợ thứ ba của ông là Zhuo Lin là con gái của một nhà tư bản công nghiệp ở Hồ Nam. Bà trở thành một thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1938 và kết hôn với Đặng một năm sau đó. Họ đã có năm người con: 3 gái và 2 trai.

Giáo dục và sự nghiệp thời trẻ

Tên của Đặng trên thẻ nhân viên của nhà máy giày Hutchinson ở Châlette-sur-Loing, Pháp

Khi lần đầu Đặng đi học, người thầy của ông đã phản đối cái tên của ông là "Xiānshèng" (先聖), mà gọi ông là "Xīxián" (希賢), tên bao gồm các chữ "khao khát" và "lòng tốt", với những ẩn ý về sự sáng suốt.[6]

Mùa hè năm 1919, Đặng tốt nghiệp trường Trùng Khánh. Ông và 80 bạn học khác đã đi bằng tàu tới Pháp (bằng vé hạng chót) để tham gia "Phong trào làm việc chăm chỉ-học tập chuyên cần", một chương trình học tập và làm việc trong tổng số 4,001 người Trung Quốc tham gia khoảng năm 1927. Đặng là người trẻ nhất trong nhóm, lúc đó mới 15 tuổi. Wu Yuzhang, lãnh đạo địa phương của phong trào trong trường Chongqing, đã kết nạp Đặng và chú của ông vào phong trào. Cha của Đặng đã vô cùng ủng hộ con trai mình tham gia chương trình làm việc và học tập ở hải ngoại. Đêm trước khi khởi hành, cha của Đặng đã hỏi ông về những điều ông đã hứa để học tại Pháp. Ông đã lặp lại những từ ông đã học từ những người thầy của mình "để học kiến thức và chân lý từ phương Tây để cứu Trung Quốc". Đặng đã nhận thức được rằng, Trung Quốc đang chịu nhiều đau khổ to lớn, và rằng người Trung Quốc phải có một nền giáo học hiện đại để cứu đất nước của họ.[7]

Tháng 12 năm 1920, chiếc tàu André Lyon của Pháp đã khởi hành tới Marseille với 210 học sinh bao gồm Đặng. Đặng lúc ấy 16 tuổi đã nhập học trường trung học ở Bayeux và Châtillon, nhưng ông đã dành hầu hết thời gian làm việc ở Pháp. Công việc đầu tiên của ông là thợ lắp ráp tại công ty sắt Le Creusot và thép ở La Garenne-Colombes, một vùng ngoại ô phía Tây Nam Paris. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên sau này, khi sự nghiệp chính trị của Đặng là đi xuống và ông đã được gửi tới làm việc trong một nhà máy máy kéo năm 1974 ông đã làm thợ lắp ráp lần nữa và đã chứng minh bản thân vẫn giữ những kĩ năng bậc thầy.[8]

Ở La Garenne-Colombes, Đặng gặp Chu Ân Lai, Nhiếp Vinh Trăn, Cai Hesen, Zhao Shiyan và Li Whenhai. Dưới sự ảnh hưởng của những sinh viên lớn tuổi hơn ở Pháp, Đặng đã bắt đầu nghiên cứu chủ nghĩa Marx và tham gia truyền bá tác phẩm. Năm 1921 ông đã gia nhập Liên minh những người cộng sản trẻ Trung Quốc ở châu Âu. Vào năm 1924, ông đã gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc và trở thành một trong những lãnh đạo của Tổng chi nhánh liên minh trẻ ở châu Âu. Trong năm 1926 Đặng tới Liên Xô và học tại Đại học Tôn Trung Sơn tại Moscow, tại đây ông có một người bạn học là Tưởng Kinh Quốc, con trai của Tưởng Giới Thạch.[9]

Quay lại Trung Quốc

Cuối năm 1927, Đặng Tiểu Bình rời khỏi Moskva để trở về Trung Quốc, gia nhập quân đội của Phùng Ngọc Tường, một nhà lãnh đạo quân đội ở Tây Bắc Trung Quốc, người đã yêu cầu sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc đấu tranh với các nhà lãnh đạo địa phương khác trong khu vực. Vào thời điểm đó, Liên Xô, thông qua Quốc tế cộng sản, một tổ chức quốc tế hỗ trợ các phong trào cộng sản trên khắp thế giới đã hỗ trợ liên minh của Đảng Cộng sản Trung Quốc với Quốc dân đảng (KMT) được thành lập bởi Tôn Trung Sơn.

Đặng Tiểu Bình đến Tây An, thành trì của Phùng Ngọc Tường, tháng 3 năm 1927 với nỗ lực ngăn chặn sự phá vỡ liên minh giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Sau khi liên minh giữa Quốc Dân Đảng và Cộng sản tan rã, Phùng Ngọc Tường đứng về phía Tưởng Giới Thạch và những người cộng sản như Đặng Tiểu Bình buộc phải chạy trốn. Năm 1929, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở tỉnh Quảng Tây chống lại chính quyền của Quốc dân đảng. Cuộc nổi dậy thất bại và ông đến Giang Tây.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đặng Tiểu Bình //nla.gov.au/anbd.aut-an36730148 http://english.peopledaily.com.cn/dengxp/ http://www.gov.cn/english/2008-01/14/content_85729... http://www.china.org.cn/english/features/38199.htm http://www.china.org.cn/english/features/dengxiaop... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/08/1408... http://chinaconnectu.com/wp-content/pdf/DengXiaopi... http://www.marxist.com/Asia/tiananmen_rl.html http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12988100v